Gạo Basmati trắng và gạo Basmati nâu khác nhau thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Gạo Basmati là loại gạo Ấn Độ ngon, chất lượng với hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như tốt cho người tiểu đường, ăn kiêng, tim mạch… Vậy gạo Basmati nâu gạo Basmati trắng có gì khác nhau? Nên sử dụng loại gạo nào tốt?

Gạo Basmati trắng và gạo Basmati nâu có gì khác nhau?

Để biết hai loại gạo khác nhau thế nào, loại gạo nào tốt và phù hợp với từng đối tượng nào bạn có thể tham khảo dựa trên những phân tích sau:

1. Màu sắc

- Gạo Basmati trắng: Màu trắng, trắng trong.

- Gạo Basmati nâu: Màu nâu, nâu nhạt, ngà vàng.

2. Hình dáng gạo

- Gạo Basmati trắng: Hạt dài, thon, mảnh.

- Gạo lứt nâu: Hạt dài, bụng gạo rộng, mảnh.

Gạo hạt dài nâu và trắng

3. Đối tượng sử dụng tốt

- Gạo Basmati nâu: Thuộc loại gạo lứt nâu, rất tốt cho người tiểu đường, ăn kiêng, mắc bệnh tim mạch.

+ Lý do: Loại gạo này chứa hàm lượng chất xơ cao, không chứa cholesterol, hàm lượng chất béo thấp, chỉ số đường huyết thấp rất tốt, an toàn cho người phải ăn kiêng, muốn giảm cân.

- Gạo Basmati trắng: Phù hợp với mọi đối tượng. Trẻ nhỏ và bà bầu, người mới ốm dậy ăn gạo này rất tốt.

4. Thành phần dinh dưỡng

Theo USDA (Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) thì trong 200 gram gạo Basmati trắng và nâu chứa hàm lượng dinh dưỡng khác nhau như:

Hàm lượng dưỡng chất

Gạo Basmati trắng

Gạo Basmati nâu

Năng lượng

205 calo

216 calo

Carbohydrate

44,4g

45g

Protein

4,1g

5g

Chất xơ

0,2g

4g

Chất béo

0,5g

 

2g

5. Chỉ số đường huyết

- Gạo Basmati trắng: 58

- Gạo lứt nấu: 45 - 50

6. Cơm khi nấu chín

- Gạo Basmati nâu: Gạo thơm, rời, không dính nhau, không nở nhiều, có màu nâu đặc trưng của dòng gạo lứt. Cho ít nước, để gạo không bị nhão nát.

- Gạo Basmati trắng: Gạo rời, nở gấp đôi nhưng không nở chiều ngang, gạo rất thơm. Khi nấu cho nhiều nước hơn gạo lứt nâu một chút.

Cơm khi chín rời, không dính vào nhau

7. Tác dụng của gạo Basmati nâu và trắng

- Gạo Basmati nâu: Là thực phẩm rất cần thiết, hữu ích cho người tiểu đường, ăn kiêng, giảm cân, chống táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa...

- Gạo Basmati trắng: Tốt cho xương khớp, cung cấp năng lượng, tốt tim mạch, ổn định huyết áp, ngăn ngừa ung thư, tốt cho trí não, tốt cho người tiểu đường…

Gạo Basmati nâu và trắng có gì giống nhau?

1. Nguồn gốc

- Hai loại gạo này đều được gieo trồng ở chân dãy núi Himalaya của Ấn Độ. Với kỹ thuật gieo trồng, thu hoạch, chế biến theo dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến.

- Được trồng với quy mô lớn, hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong quá trình gieo trồng, chăm sóc lúa.

- Đây là 2 loại gạo được nhập khẩu trực tiếp tại Ấn Độ với quy trình kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt, khắt khe.

Gạo Basmati được trồng ở chân dãy núi Himalaya

2. Công dụng

- Hai loại gạo này đều dùng để nấu cơm ăn mỗi ngày, rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường, phải ăn kiêng gạo trắng thông thường và mì ống. Chỉ số đường huyết trong gạo Basmati chỉ ở mức 45 - 58, rất an toàn so với gạo trắng thông thường (GI 83).

- Dùng để ăn kiêng, nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể như chất đạm, sắt, canxi, kali, kẽm, phốt pho… Vì vậy, người ăn kiêng cơ thể vẫn khỏe mạnh, không sợ suy nhược cơ thể do thiếu chất, ăn kiêng quá khắt khe.

- Tốt cho hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ trong gạo Ấn Độ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa các bệnh như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu…

- Trẻ nhỏ có thể ăn dặm bằng bột gạo Basmati xay, nấu bột rất tốt và bổ dưỡng. giúp trẻ tăng cân, phát triển theo tiêu chuẩn, chống suy dinh dưỡng.

Gạo nấu với các loại đậu, nhụy hoa nghệ tây rất ngon bổ dưỡng

3. Gạo Basmati nấu món gì ngon

- Hai loại gạo này thường dùng chủ yếu để nấu cơm. Ngoài ra còn làm các món như cơm gà, cơm trộn, cơm chiên, cơm cuộn… đều được.

- Gạo có thể nấu cháo, làm bột ngũ cốc, bột ăn dặm cho trẻ nhỏ.

- Ngoài sử dụng làm các món ăn giàu chất dinh dưỡng, gạo hạt dài Ấn Độ còn dùng để đắp mặt, làm đẹp rất tốt cho da.

Với những điểm khác nhau giữa gạo Basmati nâu và gạo Basmati trắng trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về hai loại gạo này và lựa chọn được loại gạo phù hợp cho mình và người thân sử dụng. Hai loại gạo này đều tốt, an toàn khi sử dụng, tuy nhiên với người ăn kiêng, tiểu đường dùng gạo lứt nâu sẽ tốt hơn.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC