Hạt thì là (Cumin) và 8 lợi ích sức khỏe bạn đã biết?

Mục lục [Ẩn]

Hạt Cumin hay còn gọi là hạt thì là từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong các món ăn Ấn Độ với tác dụng tăng hương vị và chữa bệnh. Gần đây, loại gia vị này được khách hàng của IndianFoods quan tâm rất nhiều, đặc biệt là mua về làm trà uống để cải thiện sức khỏe và chữa một số bệnh. Cùng IndianFoods tìm hiểu các lợi ích của thì là (cumin) nhé!

Thì là (Cumin) là gì?

Hạt thì là hàng năm đều được thu hoạch bằng tay. Chúng có hình dạng như chiếc thuyền, nhỏ và trông giống như hạt caraway. Loại thì là phổ biến nhất có màu vàng nâu, mặc dù đôi khi bạn cũng có thể tìm thấy thì là đen, thì là xanh và thì là trắng.

Cumin thường ở dạng nguyên hạt trong công thức nấu ăn của Ấn Độ (còn gọi là jeera) và thì là xay như một thành phần trong các món ăn Mexico và Trung Đông. Đồng thời chúng cũng là thành phần điển hình trong bột ớt và thường được tìm thấy trong các hỗn hợp gia vị khác như garam masala, bột cà ri, hỗn hợp achiote, adobos, berbere và bahaarat.

Hình dạng của hạt thì là rất giống hạt Caraway

Nguồn gốc

Cumin (thì là) là một loại gia vị cổ xưa thường được trồng ở Ai Cập và Trung Đông. Nó đã được tìm thấy trong các cuộc khai quật 4.000 năm tuổi ở Syria và ở Ai Cập, nơi nó được sử dụng như một loại gia vị và là một yếu tố trong việc bảo quản xác ướp. Đồng thời, thì là cũng được người Ấn Độ, Hy Lạp và La Mã sử dụng rộng rãi trong nền ẩm thực của họ.

Dạng nguyên hạt và bột cumin

Thì là thường được sử dụng trong các công thức nấu ăn ở dạng nguyên hạt và bột. Ví dụ, trong các món ăn Ấn Độ thì cumin nguyên hạt sẽ được thả vào dầu nóng để hương vị lan tỏa mạnh mẽ hơn. Còn dạng bột thường được chế biến bằng cách rang khô sau đó xay bằng cối và chày đến khi nhuyễn mịn. Bạn chỉ nên xay trước 1 ít hoặc khi nào cần sử dụng vì sau khi xay, thì là sẽ mất dần hương vị theo thời gian và cần được thay thế thường xuyên.

Cumin có cả dạng bột và nguyên hạt

Nấu ăn với thì là

Tùy thuộc vào công thức sử dụng thì là nguyên hạt hay xay thì cách dùng cũng sẽ khác nhau trong công thức nấu ăn. Với thì là nguyên hạt bạn nên đưa chúng vào những bước đầu tiên khi chế biến để loại gia vị này có thời gian tiết ra tinh chất. Thêm chúng vào nước dùng nóng hoặc dầu ăn sẽ cho phép mùi thơm và hương vị tỏa ra mạnh hơn vào món ăn.

Còn thì là dạng bột do hương vị đậm đặc hơn so với hạt thì là nguyên hạt nên bạn sẽ cần nêm nếm ít hơn trong các món ăn. Đối với công thức sử dụng thì là xay thì liều lượng chuẩn nên là 1/4 muỗng.

Giá trị dinh dưỡng của Cumin

Dưới đây là bảng giá trị dinh dưỡng trên 100gr Cumin:

Bảng dinh dưỡng
Tổng Calories 375
Protein17.8g
Fat0.4g
Carbonhydrate44.2g

Thành phần

Số lượng

% Giá trị dinh dưỡng

Calcium, Ca

931 mg

93.1 %

Copper, Cu

0.87 mg

43.35 %

Iron, Fe

66.36 mg

368.67 %

Magnesium, Mg

366 mg

91.5 %

Manganese, Mn

3.33 mg

166.65 %

Phosphorus, P

499 mg

49.9 %

Potassium, K

1788 mg

51.09 %

Lợi ích sức khỏe

Chứa chất chống oxy hóa

Hạt thì là có chứa các chất tự nhiên hoạt động như chất chống oxy hóa. Điều đó có nghĩa là những chất này (được gọi là apigenin và luteolin) sẽ giúp ngăn chặn các gốc tự do nhỏ tấn công các tế bào khỏe mạnh. Chất chống oxy hóa còn giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng hơn, đồng thời giúp làm chậm quá trình bị lão hóa.

Có đặc tính chống ung thư

Theo một số thí nghiệm, thì là có khả năng ngăn không cho tế bào ung thư nhân lên. Trong một nghiên cứu, những con chuột được cho ăn thì là đã được bảo vệ khỏi ung thư ruột kết. Trong một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng trong số 9 loại thảo mộc và gia vị phổ biến, húng quế và thìa là là những loại cây chống ung thư mạnh nhất.

Điều trị tiêu chảy

Các nhà y học cổ truyền đã khuyến cáo thì là có tác dụng điều trị tiêu chảy trong nhiều thế kỷ. Cuộc nghiên cứu về tác dụng này đã được thử nghiệm trên những con chuột đang bị tiêu chảy. Kết quả là những triệu chứng của bệnh đã được điều trị dứt điểm.

Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Thì là đã được sử dụng như một phần của thử nghiệm thuốc thảo dược điều trị bệnh tiểu đường. Thuốc đã thành công giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát được tình trạng bệnh của mình. Động vật bị tiểu đường trong các nghiên cứu cũng được tìm thấy mang đến tác dụng điều trị các triệu chứng khi tiêu thụ thì là.

https://indianfoods.com.vn/products/hat-thi-la-cumin-seeds

Chống lại vi khuẩn và ký sinh trùng

Dầu chiết xuất từ ​​hạt thì là đã được sử dụng như một chất diệt vi khuẩn và sát trùng hiệu quả. Các nhà nghiên cứu tin rằng hạt thì là có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại đang cố gắng tấn công hệ thống miễn dịch của bạn. Điều này có thể giải thích tại sao thì là đã được sử dụng như một chất bảo quản trong thực phẩm trong nhiều thế kỷ.

Có thể giúp giảm cholesterol

Hypolipidemic là một chất trong cumin giúp cơ thể kiểm soát lượng chất béo cao dẫn đến tổn thương tim, đồng thời chúng còn có tác dụng giảm lipid máu. Trong một nghiên cứu, đã cho thấy một chế độ ăn uống bổ sung bột thì là trộn với sữa chua giúp giảm cholesterol.

Cumin giúp giảm cholesterol hiệu quả

Cải thiện các triệu chứng của IBS

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá chiết xuất thì là có thể điều trị chuột rút, co thắt tiêu hóa, buồn nôn và đầy hơi liên quan đến hội chứng ruột kích thích (IBS). Nó hiệu quả đến nỗi các nhà nghiên cứu hy vọng thì là có thể là một sự thay thế hiệu quả cho những người không có khả năng mua thuốc đắt tiền để điều trị IBS của họ.

Tăng cường trí nhớ

Thì là có thể giúp ích cho cơ thể bạn bằng cách kích thích hệ thần kinh trung ương hoạt động hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp trí nhớ trở nên nhạy bén hơn và khả năng kiểm soát tay chân cũng tốt hơn. Cumin thậm chí có thể giúp điều trị bệnh Parkinson vì nó đóng góp vào chức năng hệ thần kinh trung ương của cơ thể.

Trên đây là những thông tin đầy đủ của hạt thì là (Cumin) cũng như 8 công dụng tới sức khỏe. Bạn có thể tìm mua sản phẩm này tại IndianFoods. Chúng tôi chuyên cung cấp những loại gia vị nổi tiếng hàng đầu Ấn Độ với giá tốt!

Nguồn:

  1. Nguồn nghiên cứu thì là chống ung thư: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/027869159290180S

  2. Nghiên cứu về điều trị tiêu chảy thí nghiệm trên chuột: http://www.phcogres.com/article.asp?issn=0974-8490;year=2014;volume=6;issue=3;spage=204;epage=209;aulast=Sahoo

  3. Nghiên cứu chống vi khuẩn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5486105/

4. Nghiên cứu giảm cholesterol:

https://www.researchgate.net/profile/Ali-Al-Snafi/publication/313742829_The_pharmacological_activities_of_Cuminum_cyminum_-A_review/links/58a46696a6fdcc0e0755de90/The-pharmacological-activities-of-Cuminum-cyminum-A-review.pdf

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC