Lá nguyệt quế, (bay leaf, Tej Patta) và những lợi ích với sức khỏe!
Nếu ai từng xem chương trình Đường Lên Đỉnh OLYMPIA của VTV, chắc cũng thường nghe đến vòng nguyệt quế trao cho các quán quân vô địch. Lá nguyệt quế bên cạnh là biểu tượng của thành công thì Lá nguyệt quế (bay leaf) hay còn được biết đến là Tej Patta từ lâu đã có mặt trong nhiều món ăn của người Ấn Độ và hiện nay các món Âu và một số món Việt chúng ta vẫn hay thấy xuất hiện loại gia vị với mùi vị rất thơm này. Vậy đây là loại gia vị như thế nào? Công dụng ra sao? Cùng IndianFoods tìm hiểu nhé!
Lá nguyệt quế (Tej Patta) là gì?
Tej Patta xuất phát từ cây nguyệt quế, một loại cây bụi phát triển chậm ở vùng có khí hậu ấm áp. Giống cây này thường được trồng làm cảnh và phơi khô dùng để nấu ăn. Đặc điểm của chúng là lá dày, thuôn dài với đầu nhọn. Thông thường, các công thức nấu ăn sẽ sử dụng lá nguyệt quế khô, có mùi hương hơi nồng hơn lá tươi.
Lá nguyệt quế có hình dạng thon, đầu nhọn.
Các loại lá nguyệt quế
Có hai loại lá nguyệt quế chính: lá nguyệt quế Thổ Nhĩ Kỳ (hoặc Địa Trung Hải) và lá nguyệt quế California. Loại Thổ Nhĩ Kỳ là phổ biến nhất, với hương vị tinh tế hơn so với lá nguyệt quế California và có vị bạc hà nhẹ. Chúng có thể phân biệt được qua hình dạng của lá: Thổ Nhĩ Kỳ có lá mập và ngắn quen thuộc hơn so với hình dáng mỏng và dài hơn của giống California.
Phần lớn lá tươi được bán ở Mỹ là lá nguyệt quế California trong khi lá khô đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Thêm lá nguyệt quế California tươi vào công thức nấu ăn có thể làm át đi hương vị của món ăn nên thông thường loại của Thổ Nhĩ Kỳ thường được ưa thích hơn.
Nguồn gốc
Các loại lá nguyệt quế khác được sử dụng trên khắp thế giới, bao gồm nguyệt quế Tây Ấn Độ và nguyệt quế Indonesia. Có một số loại lá nguyệt quế có độc, đặc biệt là nguyệt quế anh đào và nguyệt quế núi, nhưng những loại này không được bán như một loại thảo mộc.
Bay leaf có lịch sử lâu đời, có nguồn gốc là một biểu tượng trang trí của danh dự và thành công, và được sử dụng nhiều bởi các hoàng đế La Mã và Hy Lạp, cũng như các vận động viên Olympic, học giả, anh hùng và nhà thơ. Điển hình trong đó là phần thưởng cho việc đạt được bằng cử nhân là vòng nguyệt quế.
Lá nguyệt quế tươi & khô
Lá nguyệt quế tươi thường có màu xanh bóng ở mặt trên với màu xanh nhạt hơn ở mặt dưới. Khi lá khô, màu sắc trở nên tối hơn ở cả hai mặt. Hương vị cũng trở nên đậm hơn. Lá nguyệt quế tươi thường đắt hơn nhiều và không để được lâu như lá nguyệt quế khô.
Lá nguyệt quế (Bay Leaves) có hương vị như thế nào?
Đến nay nhiều đầu bếp tin rằng lá nguyệt quế không đóng góp chút hương vị nào trong khi những người khác lại cho rằng loại thảo mộc này làm tăng thêm hương vị sâu sắc tinh tế. Vì vậy, không giống như các loại gia vị đậm như thì là, quế… thì lá nguyệt quế chỉ như là một "diễn viên phụ" để tạo thêm vị nhẹ nhàng cho các món ăn.
Nấu ăn với lá nguyệt quế
Bởi vì lá không trở nên mềm khi được nấu chín nên chúng thường được thêm vào khi nước sốt đun sôi. Lá có những đầu nhọn có thể cắt vào miệng, gây nghẹt thở, thậm chí có thể gây tổn thương đến đường tiêu hóa nên khi chế biến xong bạn hãy lấy ra trước khi món ăn được phục vụ. Nếu sử dụng lá nguyệt quế tươi, hãy thêm một nửa lượng được yêu cầu (tương đương nửa lá).
Nên cho lá Bay vào lúc bắt đầu nấ
Nên cho lá Bay vào lúc bắt đầu nấu vì đun càng lâu thì càng có nhiều thời gian để tiết ra hương vị và ngấm vào món ăn. Ngoài việc ninh nhừ trong súp và món hầm, lá nguyệt quế rất tốt để nhét vào bên trong món gà nguyên con trước khi nướng, và cũng có thể được thêm vào nước nấu cơm. Khi nghiền thành bột, lá nguyệt quế được sử dụng tương tự như một loại gia vị.
Công dụng của lá Bay
Cải thiện tiêu hóa
Lá Bay có thể có tác động tích cực đến hệ tiêu hóa bằng cách ngăn ngừa tổn thương dạ dày và thúc đẩy việc đi tiểu. Điều này giúp giải phóng các chất độc trong cơ thể và hỗ trợ sức khỏe của thận. Hơn nữa, các hợp chất hữu cơ có trong lá nguyệt quế rất hiệu quả trong việc chữa đau bụng, làm dịu hội chứng ruột kích thích hoặc thậm chí giúp dễ tiêu hóa thức ăn.
Tác dụng kháng khuẩn
Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, lá nguyệt quế đã được phát hiện có đặc tính kháng khuẩn. Cụ thể hơn, lá nguyệt quế ức chế sự phát triển của cả vi khuẩn Staphylococcus aureus (vi khuẩn gây nhiễm trùng Staph) và E. Coli. Một nghiên cứu ban đầu trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy lá nguyệt quế chống lại vi khuẩn H. Pylori, một loại vi khuẩn gây loét và thậm chí là ung thư.
https://indianfoods.com.vn/products/la-nguyet-que-bay-leaf
Cải thiện bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu năm 2008, uống viên nang có chứa 1-3 gam lá nguyệt quế mỗi ngày có thể giúp giảm và quản lý mức đường và mức cholesterol ở những người mắc bệnh tiểu đường. Điều này rất có thể là do lá nguyệt quế có chứa polyphenol, là chất chống oxy hóa mạnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số bằng chứng cho thấy nó có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu do đó trước khi sử dụng bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngăn ngừa sỏi thận
Một nghiên cứu năm 2014 đã điều tra xem liệu chiết xuất từ lá nguyệt quế có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, cùng với 8 loại dược liệu truyền thống khác, lá nguyệt quế có thể làm giảm lượng urease trong cơ thể bạn. Urease là một loại enzym, khi mất cân bằng, có thể dẫn đến một số rối loạn dạ dày, bao gồm cả sỏi thận.
Hỗ trợ như một chất chống viêm
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của lá nguyệt quế là khả năng giảm viêm khắp cơ thể. Điều này được xác nhận bởi một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phytotherapy research.
Tej Patta chứa một chất dinh dưỡng thực vật độc đáo, được gọi là parthenolide, có thể nhanh chóng làm giảm viêm và kích ứng khi bôi tại chỗ lên các vùng bị ảnh hưởng, chẳng hạn như khớp bị đau hoặc các vùng bị tác động bởi viêm khớp. Tác dụng này cũng có thể đạt được thông qua việc tiêu thụ gia vị lá nguyệt quế thông thường.
Mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
Giúp giảm lo âu và căng thẳng
Thành phần Linalool thường được kết hợp với cỏ xạ hương và húng quế, nhưng nó cũng có trong lá nguyệt quế. Hợp chất này có thể giúp giảm mức độ kích thích tố căng thẳng trong cơ thể, đặc biệt là khi được sử dụng trong liệu pháp hương thơm. Hormone căng thẳng dư thừa có thể nguy hiểm cho sức khỏe lâu dài, vì vậy lá nguyệt quế có khả năng giúp bạn bình tĩnh và giúp bạn thư thái ngay cả trong những giây phút lo lắng cao độ.
Cải thiện và bảo vệ sức khỏe tim mạch
Axit caffeic và rutin đều là những hợp chất hữu cơ quan trọng, được tìm thấy trong lá nguyệt quế, có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch của chúng ta. Rutin được cho là có tác dụng tăng cường các thành mao mạch ở tim và các bộ phận của cơ thể, trong khi axit caffeic có thể giúp loại bỏ LDL hoặc cholesterol xấu khỏi hệ thống tim mạch.
Trên đây là những thông tin về loại gia vị lá nguyệt quế hay còn được biết đến là Tej Patta trong ẩm thực Ấn Độ. Để đặt hàng sản phẩm này bạn có thể truy cập website của IndianFood. Chúng tôi chuyên mang tới những mặt hàng nhập khẩu chính ngạch, giấy tờ kiểm định rõ ràng từ Ấn Độ với giá thành cạnh tranh.
Nguồn tham khảo:
Nghiên cứu chống viêm: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12916069
Nghiên cứu giảm căng thẳng: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5051251/
Nghiên cứu cải thiện sức khỏe tim mạch: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3005390/