Cách nấu đậu gà mềm, ngon đơn giản tại nhà

Mục lục [Ẩn]

Là một nguồn giàu hàm lượng protein, sắt, canxi, axit folic… Đậu gà (chickpeas) có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe đặc biệt với người ăn chay, trẻ nhỏ, bà bầu. Vậy đậu gà nấu thế nào, bảo quản đậu gà sau khi nấu thế nào? Hãy cùng Indianfoods tìm hiểu nhé.

Nấu đậu gà bằng bếp

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 300gr chickpeas
  • 2 lá nguyệt quế
  • 1,5 lít nước
  • ½ thìa muối trắng

Thực hiện

Bước 1: Ngâm đậu

  • Lựa chọn những hạt không đảm bảo chất lượng (sâu, mọt, hỏng) bỏ đi.
  • Rửa qua với nước.
  • Đổ 300 gam đậu vào tô, tiếp tục đổ thêm 1,5 lít nước ngâm từ 12 giờ.

Ngâm đậu gà trong nước lạnh

Ngâm đậu gà trong nước lạnh

Bước 2: Nấu đậu

  • Đổ phần đậu gà đã ngâm và rửa lại bằng nước sạch.
  • Đổ đậu vào nồi và cho nước gấp 2 lần phần đậu.
  • Bật bếp đun.
  • Cho ½ thìa cà phê muối trắng, tỏi, lá nguyệt quế vào.
  • Khi nước sôi, bạn lấy thìa hớt hết phần bọt trắng nổi lên và mở hé vung để nước không trào ra ngoài.
  • Bật lửa nhỏ, tiếp tục nấu đậu trong khoảng 30 phút nữa.
  • Đậu đã chín mềm, tắt bếp và để nguội.

Nấu đậu gà trong khoảng 30 - 40 phút

Nấu đậu trong khoảng 30 - 40 phút

Vậy là bạn đã nấu xong món đậu gà để có thể chế biến các món salad, cháo, súp, cà ri, món hầm... Bạn có thể chờ đậu nguội rồi nấu với các món khác, hoặc có thể cất vào ngăn mát tủ lạnh để ăn dần.

Ưu nhược điểm của cách nấu này

Ưu điểm

  • Dễ thực hiện.
  • Có thể nấu ở bếp điện, bếp gas và sử dụng nấu đơn giản, dễ tìm.

Nhược điểm

  • Thời gian ngâm đậu lâu, khoảng 12 giờ.
  • Phải trông khi nấu.
  • Thời gian nấu lâu.

Nấu đậu gà với nồi áp suất

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 300gr hạt đậu gà
  • ½ thìa cà phê muối trắng
  • 2 tép tỏi, 2 lá nguyệt quế, 2 lít nước

Thực hiện

Ngâm đậu

  • Lựa chọn bỏ những hạt đậu không đạt chất lượng.
  • Ngâm đậu với nước lạnh khoảng 8 giờ.

Đậu gà đã ngâm sau 8 tiếng

Đậu đã ngâm sau 8 tiếng

Cách nấu

  • Rửa sạch phần đậu đã ngâm.
  • Đổ phần đậm vào nồi áp suất.
  • Bỏ tỏi, lá nguyệt quế, muối tiếp tục bỏ vào nồi.
  • Đổ 5 chén nước lạnh vào nồi.
  • Bắt đầu nấu, để nhiệt độ ở nhiệt độ cao.
  • Nấu trong khoảng 20 phút.

Cho các nguyên liệu vào nồi

Cho các nguyên liệu vào nồi

Đậu gà đã chín mềm, thơm, ngậy bạn có thể chờ khoảng 5 phút rồi mở nắp nồi lấy đậu ra để nguội và chế biến kèm các món ăn khác.

Ưu và nhược điểm của cách nấu này.

Ưu điểm

  • Thời gian nấu nhanh.
  • Thời gian ngâm đậu ít hơn.
  • Đậu chín đều, mềm, đảm bảo độ thơm, giữ nguyên hương vị, các chất dinh dưỡng của đậu.
  • Dễ làm, đơn giản không phải trông bếp.

Nhược điểm

  • Phải dùng nồi áp suất.

Cách bảo quản đậu gà khi nấu xong

Khi nấu xong đậu, bạn có thể sử dụng ngay để kết hợp làm các món ăn. Tuy nhiên nếu chưa dùng đến bạn có thể tham khảo cách bảo quản đậu gà được lâu mà vẫn ngon, không mất chất dinh dưỡng như sau:

Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh

  • Bạn cho đậu vào túi hút chân không, hút hết không khí ra ngoài và đóng kín phần túi lại.
  • Hoặc bạn có thể cho vào hộp nhựa hoặc thủy tinh, đậy kín nắp.

Lưu ý: Đậu gà bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh chỉ có thời hạn sử dụng trong 1 tuần. Bạn không nên để quá lâu.

Bảo quản đông lạnh

Bạn có thể bỏ phần đậu đã nấu chín vào hộp nhựa hoặc túi chân không. Đậy kín nắp và để trong ngăn đông đá.

Lưu ý:

  • Khi lấy ra chế biến, bạn nên luộc lại để đậu giã đông và mềm hơn.
  • Đậu để đông đá có thời hạn sử dụng trong 1 tháng.

Với 2 cách nấu đậu gà Ấn Độ cực kỳ đơn giản, dễ làm mà lại ngon ở trên bạn có thể áp dụng và nấu thử món này để kết hợp chế biến nấu các món hầm, salad, cháo, súp cho người thân yêu.

Để tiện sử dụng, bạn có thể nấu nhiều đậu hơn chút và bảo quản trong tủ lạnh cho lần sử dụng sau. Bạn nên lưu ý, hạt đậu gà khô rất cứng nên cần phải ngâm ít nhất 8 giờ trước khi nấu. Chúc bạn thành công.

>>Xem thêm: Đậu gà giúp giảm cân như thế nào?


Cảm ơn quý khách đã ủng hộ VOVE trong hơn 10 năm qua và VOVE hứa luôn hoàn thiện mình hơn nữa để luôn đem đến những sản phẩm tốt, Tử Tế nhất đến mọi nhà.

💖 FROM VOVE WITH LOVE 💖

Khám phá thêm

  1. Menu sản phẩm Ấn Độ
  2. Ẩm thực Ấn Độ (Indian Cuisine)
  3. Văn hóa, du lịch Ấn Độ (India Culture)
  4. Đặc sản Việt Nam & các nước
  5. Đặc sản Miền Tây Nam Bộ
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC